Powered By Blogger

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Vũ điệu French Cancan

Khi nói về nước Pháp, người ta liên tưởng đến ngay tháp Eiffel nằm giửa trung tâm thành phố Paris. Và khi nói đến Paris là những quang cảnh tiêu biểu như giòng sông Seine, đại lộ Champs-Élysée, viện bảo tàng Louvres, nhà thờ Notre-Dame... cùng với rượu vang hay rượu Champagne, các món ăn tiêu biểu và thú vui chơi tiêu khiển ở Paris là nói đến khu Monmartre với nhà hàng khiêu vũ Moulin Rouge cùng với vũ điệu khiêu gợi nổi tiếng French Cancan.

Nguồn gốc vũ điệu French Cancan

Vũ điệu Cancan hay còn gọi là coin-coin là một vũ điệu cặp đôi thường thấy ở các vũ hội hoặc trong các quán hàng rượu xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 - có nguồn gốc nói rằng Cancan là một vũ điệu cải biến từ "country dance" của Anh Quốc rất phổ thông ở các vùng đồng quê và bước nhảy rất khuôn phép, du nhập vào Pháp trong thời kỳ Chiến tranh 100 năm với Anh Quốc tại các làng mạc, dần dần thấm nhập vào cung đình và tại đây người ta gọi là Quadrille, thường nhảy với 8 người (hay 4 cặp) rất phổ biến và trở nên vũ điệu qúy phái. Từ phong cách nhảy Quadrille của hoàng gia Pháp đã được truyền bá đến các nước khác.

Photobucket
Một toán vũ công trình bầy vũ điệu French Cancan

Vũ điệu Cancan được ghi nhận xuất hiện ở các cổng thành phố Paris vào khoảng năm 1830, khi những người tham gia khiêu vũ theo những bước nhảy khuôn phép thì có những người hứng khởi rời vị trí bước nhảy khuôn phép để hình thành những bước đi riêng biệt cao hứng gọi là solo: những bước đi mới trong vũ điệu gọi là chahut hay chahut-cancan (danh từ cancan cũng khó xác định, có người gọi là coin-coin theo tiếng kêu của loài vịt - khi các vũ công đi bước nhảy đá cao chân).

Photobucket
Một vũ công đá cao chân trong y phục dành cho vũ điệu Cancan - một vũ điệu không kém phần khiêu gợi của Pháp Quốc

Một truyền thuyết khác cho rằng vũ điệu Cancan bắt nguồn từ các thiếu nữ hành nghề giặt ủi ở đồi Monmartre tham dự các buổi lể hội, khoe khoang công việc của họ bằng cách đá chân cao và tốc váy để khoe quần lót của họ được giặt trắng tinh và ủi thẳng nếp đã được ông Philippe Musard đưa vào vũ hội Opéra vào năm 1840, một vũ hội hoá trang gọi là Carnaval de Paris.

Vũ điệu Cancan bị nhà cầm quyền và những người bảo vệ đạo đức luân lý cổ truyền nhìn với cặp mắt khó chịu khi nhìn thấy các phụ nữ đưa chân đá lên cao để lộ ra chiếc quần lót quá khiêu gợi. Vì vào thời điểm đó những phụ nữ mang quần lót để hở dưới chiếc váy của họ, sau đó vũ điệu Cancan biến thể theo chiều hướng thu hút khách du lịch nên chỉ còn phụ nữ nhảy xếp theo hàng đối diện với quan khách và mặc quần lót che kín theo những bài nhạc vui nhộn thời ấy.

Photobucket
Jacques Offenbach (1819-1880)

Nhạc sĩ Jacques Offenbach (1819-1880) đã sáng tác những bài nhạc nhẹ nhàng và vui nhộn mà người ta vay mượn và biến chế cho vũ điệu Cancan; trong những bước nhảy nhào lộn hào hứng họ đem bài Orphée aux Enfers của Offenbach vào vũ điệu, năm 1850, Céleste Mogador, một ngôi sao sáng giá cổ võ cho vũ điệu Cancan, chính thức ra mắt với những bước nhảy hào hứng kéo dài khoảng 8 phút phô bày những động tác uyển chuyển mềm mại gần như màn nhào lộn của các nữ vũ công với y phục thời ấy đã thu hút cả thành phố Paris.

Photobucket
Bộ y phục dành cho vũ điệu French Cancan vẫn không thay đổi hơn 100 năm qua

Từ vũ điệu Cancan nầy, ông Charles Morton, một ông bầu người Anh biến cải thêm thành vũ điệu French Cancan làm khuấy động công chúng ở Anh Quốc về sự phóng khoáng tình dục của người Pháp, thêm vào đó, ông ta chọn nhạc của Offenbach đệm theo vũ điệu French Cancan. Vũ điệu French Cancan được truyền bá rộng rải, nói lên "sự vui sống" của người Pháp.

Photobucket
Vũ điệu French Cancan được trình diễn tại Moulin Rouge - Paris

Từ chốn công cộng đến Cabaret Moulin Rouge

Một thời gian sau khi xuất hiện vũ điệu Cancan, một số địa phương chống đối vũ điệu nầy trong các lể hội vì cho rằng quá khiêu gợi làm nhắc nhở đến việc mại dâm, cũng trong thời gian ấy xuất hiện Moulin Rouge (ra mắt năm 1889), một quán rượu và là vũ trường (gọi là cabaret) đã khai trương với vũ điệu Cancan nầy và từ đó người ta có thể đến Moulin Rouge để chiêm ngưởng vũ điệu đầy dục tính nầy.

Photobucket
Moulin Rouge, hình mầu Autochrome vào đầu thế kỷ trước (Coll. Albert Kahn)

Photobucket
Hoạt cảnh tại Moulin Rouge vào năm 1898

Moulin Rouge có truyền thống lâu đời được ông Josseph Oller (cũng là chủ nhân của rạp Olympia ở Paris) và ông Charles Zidler xây dựng, khai trương vào ngày chủ nhật 06/10/1889, tại vùng ánh sáng đỏ Pigalle trên đại lộ Clichy thuộc quận 18 (gần khu Montmartre) cùng lúc với Hội chợ đấu xảo hoàn vũ (Les Expositions Universelles de 1889) mà tháp Eiffel vừa hoàn thành xây cất, sau đó trở thành biểu tượng của thành phố Paris. Moulin Rouge với chiếc cối xay luá mầu đỏ làm biểu tượng vì thủa xa xưa ở nước Pháp, mỗi vùng đều có một nhà máy xay lúa, với bốn cánh quạt gió lớn. Do đó, nhà máy xay lúa bằng gió là một hình ảnh quá quen thuộc đã đi vào tiềm thức của dân gian. Ông hoạ sĩ Lautrec (Henri de Toulouse-Lautrec) đã có sáng kiến để cho mọi người dễ nhớ bằng cách dựng trên nóc của hộp đêm một nhà máy xay nhỏ sơn mầu đỏ để làm biểu tượng và cũng là tên của hộp đêm và Moulin Rouge để lại trong lòng khách một ấn tượng đẹp, có ý nghĩa, khó quên.

Photobucket
Tấm affiche quảng cáo Moulin Rouge của Henri de Toulouse-Lautrec

Photobucket
Những vũ công trước cabaret Moulin Rouge Paris trong y phục tam tài - xanh, trắng và đỏ như mầu cờ nước Pháp

Về danh từ cabaret để gọi là Cabaret Moulin Rouge, còn gọi là cabret là một danh từ thuộc vùng Picardie của Pháp, có nghỉa là "căn phòng nhỏ" hoặc "nơi người ta phục vụ thức uống" cũng là nơi mọi người có thể vừa thưởng thức những món rượu, chuyện trò mọi chủ đề từ chính trị đến xã hội mang tính chất khôi hài và để xả hết những buồn phiền, mệt nhọc sau những ngày lao động quần quật.

Photobucket

Photobucket

Photobucket
French Cancan tại cabaret Moulin Rouge

Hộp đêm Moulin Rouge thành công rực rở ngay từ khi khai trương, với những chương trình biểu diển múa, những trò khôi hài, làm xiếc, ca hát... thu hút từ những đám khách thượng lưu đến các thương gia, công nhân viên chức; là nơi tổng hợp đủ mọi thành phần trong xã hội Pháp cho đến các du khách vãng lai. Ngày nay Moulin Rouge mang biểu tượng là nơi ăn chơi của thành phố Paris, với những chương trình ca nhạc vũ kịch phong phú thu hút những khách du lịch từ các nơi trên thế giới - tất nhiên vũ điệu French Cancan không thể thiếu trong chương trình của Moulin Rouge.


Photobucket
French Cancan trong một cabaret ở tỉnh Var phía nam Pháp Quốc

Photobucket

Photobucket

Photobucket
French Cancan trong một lể hội tại San Francisco do Đoàn vũ công Edwardian tổ chức

Ngày nay, vũ điệu French Cancan không chỉ là chương trình độc quyền của Moulin Rouge mà còn được biểu diễn ở một vài hộp đêm khác ở Paris cũng như vài hộp đêm lớn ở các tỉnh và ngay cả trong vài lể hội ở làng quê do các vũ công nghiệp dư biểu diễn.

Photobucket

Photobucket
Vũ điệu French Cancan trong các lể hội tại Pháp

Trở thành biểu tượng văn hoá Pháp

Ngoài nước Pháp, có rất nhiều cộng đồng người Pháp sinh sống rải rác trên thế giới, vào ngày Quốc Khánh Pháp 14 tháng bảy hàng năm (Fête nationale hay còn gọi là Bastille Day), họ tổ chức mừng ngày lể nầy và vũ điệu French Cancan được các kiều dân Pháp biểu diễn.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket
French Cancan trong ngày Quốc khánh Pháp (Bastille Day) tại New York, Hoa Kỳ

Photobucket
French Cancan tại Los Angeles, California

Photobucket
French Cancan trong cuộc thăm viếng phim trường Universal tại Los Angeles, Hoa Kỳ

Ngoài ra còn có các hội đoàn Pháp khi lưu diễn ở các nước đã cho vũ điệu French Cancan vào chương trình biểu diễn của họ.


Photobucket
French Cancan được biểu diễn ở Trung Quốc

Photobucket
 Toán vũ công Dance Experience UK trong y phục French Cancan ở Anh Quốc

French Cancan tại Việt Nam

Vũ điệu French Cancan được biểu diễn trong hộp đêm Maxim's trên đường Tự Do ở Sài Gòn xưa do ban nhạc của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và đoàn vũ công của Lưu Hồng đảm trách. Sau 1975, khi Sài Gòn được giải phóng, hộp đêm Maxim's đóng cửa một thời gian, vũ điệu French Cancan được xem là một thứ văn hoá đồi trụy, thậm chí còn gọi là "tàn dư Mỹ Ngụy"...

Photobucket
Vũ trường & nhà hàng Maxim's trên đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay)

Photobucket
Một quảng cáo của Maxim's trong sách hướng dẩn thăm viếng Sài Gòn

Photobucket
Các vũ công trong vũ điệu Cancan ở nhà hàng Maxim's

Ngày nay, nhờ vào sự giao lưu tiếp xúc với xã hội bên ngoài, vũ điệu French Cancan được trở lại với các chương trình giao lưu ca nhạc Pháp và những buổi lể hội của doanh nhân Pháp tổ chức tại Sài Gòn.


Photobucket
Đoàn vũ công French Cancan VN trong buổi lể hội do hội doanh nhân Pháp tổ chức giới thiệu các đặc sản nước Pháp gần đây tại Sài Gòn

You Tube - Lịch sử vũ điệu French Cancan (nói tiếng Pháp)

https://www.youtube.com/watch?v=eY_GWuoTAe4



Xem thêm: Điệu vũ dân tộc Highlands Tô-Cách-Lan

Nguồn: www.moulinrouge.fr - spectacularspectacul.free.fr - Audrey Vautherot (Gralon) - Wikipedia - Bích Xuân, Paris - Chinanews.com - The Blight.net - Jean-Claude Toudy (Saigon/Vietnam Website).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét